Fragrance và Essential oil có gì khác nhau?

Fragrance và Essentail Oil đều xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội, lăn khử mùi, nước mềm vải… hay thuốc giảm đau, kem dưỡng, dầu xoa..

Fragrance và Essential oil có gì khác nhau? Người tiêu dùng cần có những thông tin cơ bản dưới đây để kiểm tra mức độ tự nhiên và an toàn các sản phẩm trong nhà bạn.

Fragrance

  • Là chất thơm được tạo ra trong phòng thí nghiệm từ các thành phần hoá học để “bắt chước” mùi hương nào đó có trong tự nhiên.
  • Có thể điều chỉnh thời gian lưu hương, mùi hương ổn định và có thể điều chỉnh, biến tấu hấp dẫn, quyến rũ hơn mùi tự nhiên.
  • Thành phần có thể từ hoá học nhân tạo tạo tức là có các hóa chất đa dạng (khoảng 3000) được sử dụng để tổng hợp ra Fragrance. Trong thành phần Fragrance gồm có một số chất không phải là chất làm thơm mà chỉ là giúp tăng hoạt tính của chất thơm như: phthalate diethyl, hoặc DEP, được sử dụng rộng rãi trong các loại nước hoa và mỹ phẩm để làm cho hương thơm lâu hơn.
  • Thành phần có thể từ nguồn gốc tự nhiên là loại có nguồn gốc từ các thành phần lành tính trong tự nhiên như chiết xuất từ hương thơm của các loại hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên (essential oil). Công dụng của các loại hương này không chỉ giúp lan tỏa mùi hương dễ chịu khi sử dụng mà còn có khả năng trị liệu một số bệnh lý hiệu quả nhưng giá thành cao hơn hương nhân tạo và rẻ hơn tinh dầu tự nhiên.
  • Chí phí sản xuất rẻ, số lượng lớn mà không phụ thuộc vào việc có bao nhiêu cây, thời điểm sản xuất.
  • Ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm như sữa tắm, khử mùi, dầu gội, nước hoa, nến thơm, xịt phòng… để tạo mùi hương, không dùng cho mục đích tạo hương trong thực phẩm. Hương liệu cho thực phẩm được gọi là Flavors.
  • Có thể gây kích ứng khi sử dụng hoặc các tác dụng phụ độc hại hơn như ung thư, rối loạn nội tiết, hooc môn…

Essential Oil

  • Là chất thơm, dễ bay hơi được tạo ra từ các phương pháp chưng cất các nguyên liệu tự nhiên.
  • Lưu hương ngắn, mùi hương có biến động theo thời vụ, chất lượng nguyên liệu thu hái, thời điểm thu hái. Mùi hương phản ánh đúng mùi đặc trưng của nguyên liệu chưng cất.
  • Thành phần từ thân cây, cành lá, hoa, quả, củ, rễ, vỏ cây… chứa các thành phần hoá học của nguyên liệu chưng cất tạo nên giá trị trị liệu nào đó, ví dụ gừng được dùng để trị đầy hơi, đau bụng khó tiêu thì tinh dầu gừng có thể ứng dụng trị liệu vấn đề đó rất hiệu quả. Không có các dung môi hoá học hay các chất lưu hương, bảo quản…. gây ra tác dụng phụ.
  • Chi phí sản xuất đắt hơn, lượng tinh dầu chiết xuất phụ thuộc vào số lượng nguyên liệu tương ứng, tuỳ loại mà 1 tấn thu về 1 lít hay 3 lít tinh dầu hoặc ít hơn. Thời điểm thu hái rất ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất tinh dầu, ví dụ: Cây Tràm ưa nóng, lá thu hoạch vào thời điểm nắng nóng sẽ cho tinh dầu thơm hơn, sản lượng cao hơn thời điểm thu hoạch vào ngày mưa. Hoạt chất có trong tinh dầu biến đổi theo chất lượng chăm sóc nguyên liệu và sẽ dẫn đến hiệu quả trị liệu của tinh dầu.
  • Ứng dụng nhiều trong trị liệu như thuốc giảm đau, trị ho, cảm cúm, đuổi côn trùng, sát khuẩn đến chăm sóc da, tóc… Có thể dùng xông thư giãn, làm sạch không khí, xoa lên da thư giãn hay  trị liệu về da và thông qua đường uống như thuốc hoặc gia vị trong thực phẩm.
  • Có thể gây kích ứng khi sử dụng như đỏ da, ngứa, khó thở, buồn nôn … vì tinh dầu chứa hàm lượng sinh học của thực vật được cô đặc khá cao.

Tràm, sả, bạc hà, oải hương... tạo nên hỗn hợp đuổi côn trùng an toàn, tự nhiên cho người sử dụng

Nguồn: The Fragrance wheel

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *