Ngày 22/11 vừa qua, chương trình trao tặng 11.300 cây tràm tại hợp tác xã dược liệu Đông Sơn, Ninh Bình của Tràm Viên Minh tổ chức đã nhận được nhiều sự chung tay giúp sức của các nhóm thiện nguyện, các đại lý và khách hàng.
Quỹ Bimela của Tràm Viên Minh mang ý nghĩa một tỷ cây Tràm bởi Billion (1 tỷ) + Melaleuca (Tên latin của Tràm) hoạt động với sứ mệnh tri ân, thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Chương trình được tài trợ và phối hợp thực hiện bởi Cộng đồng Sống Tử Tế, Cộng đồng 5K Việt Nam, Cộng đồng 5K Ninh Bình, Quỹ SK-2, Nhóm Én kết nối, cùng các Mạnh Thường Quân khác.
Tại sao lại là 11300 cây tràm?
Bởi đây là số cây trồng cho 1 ha đất nông nghiệp tại xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Tại sao lại trồng tràm?
Cây tràm trước kia được trồng chủ yếu ở miền trung, nơi có vùng đất cát khô cằn như Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế…Khởi nguồn từ năm 2015, những cây tràm đầu tiên đã được trồng tại Ninh Bình, tới nay hơn 8 năm Tràm Viên Minh đồng hành cùng bà con đã phủ xanh được hơn 10 ha tràm. Không chỉ sống ở nơi khô cằn chống bão, tràm được trồng tại Ninh Bình là nơi ruộng sâu ngập lụt, chiêm trũng. Sống ở nơi khắc nghiệt nhưng cây tràm giúp bảo vệ đất, chống bão cát, chống xói mòn, cân bằng độ PH.
Những mảnh đất trước kia người ta chỉ biết bỏ hoang hoặc trồng những cây mang lại kinh tế thấp thì ngày nay, nhờ trồng tràm mà người dân cải thiện được thu nhập gấp đôi, gấp ba lần so với trước.
“Từ năm 2018 đến nay, sản lượng nguyên liệu tràm ổn định và cho thu nhập bình quân mỗi sào từ 2,2 – 2,5 triệu đồng/năm, gấp 2-2,5 lần so với trồng lúa. Hiện nay, tổng diện tích trồng tràm của HTX là 10 ha gồm tràm trà và tràm năm gân tại các xã Đông Sơn, Yên Bình (thành phố Tam Điệp) và xã Yên Thắng (Yên Mô).
Sau 14-16 tháng trồng, cây tràm cho khai thác lá với năng suất khá cao và ổn định, tạo cảnh quan môi trường, phủ xanh vùng đất cát khô cằn. Cây tràm trồng 1 lần có thể thu hoạch từ 18-20 năm, năng suất và giá trị thu được khoảng hơn 90 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí còn hơn 45 triệu đồng”, anh Nguyễn Văn Dư – Giám đốc HTX Dược liệu Đông Sơn cho biết.
Trồng tràm giúp cải tạo thiên nhiên bởi không cần phải phun thuốc sâu. Nguồn đất được trở lại tự nhiên như vốn có. Khi chúng tôi tới, những con ốc, con cua, con đỉa.. vẫn sống tự nhiên trong đất. Đây chính là sứ mệnh tri ân đất mẹ, bảo tồn thiên nhiên mà Bimela muốn hướng tới.
Đặc biệt nhất, trồng tràm bởi đây là cây dược liệu quý, tốt cho sức khỏe từ trẻ em tới người già. Cây tràm được Tràm Viên Minh sản xuất ra hơn 20 sản phẩm chăm sóc sức khỏe hệ hô hấp, chăm sóc xương khớp, chăm sóc da, tóc… đã hơn 10 năm nay nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Chính vì vậy, nguồn tràm được trồng từ các vùng dược liệu đều được Tràm Viên Minh bao tiêu thu mua, giúp bà con an tâm canh tác.
Chương trình trồng tràm gồm những hoạt động gì?
Đầu tiên, bạn được tới trải nghiệm cách thức trồng tràm tại vườn. Cùng nhau lội bùn, trở về tuổi thơ ngày nhỏ được ra đồng trồng cấy với ba mẹ, được cùng nhau trồng những cây tràm đã được ươm đủ ngày xuống đất. Hơi bẩn một xíu nhưng ai cũng vui cười hạnh phúc lắm. Bạn được đi qua một cánh đồng hoa sen thật đẹp, được ngắm nhìn những chú vịt bơi lội bình yên.
Tiếp theo, bạn sẽ được đi tới tham quan quy trình nấu tràm hoàn toàn tự nhiên không hóa chất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước tại hợp tác xã dược liệu Đông Sơn. Bạn được ngửi trực tiếp hương tinh dầu tràm thơm sảng khoái, thông mũi từ đằng xa. Bạn được tặng nước cất tinh dầu mang về để rửa mặt, súc miệng, tắm, gội đầu, ai cũng rất hào hứng.
Bạn được cùng nhau ra vườn tràm ngắm cây tràm trà và tràm năm gân xanh mướt, những bông hoa tràm cuối mùa vẫn thổn thức trái tim của các chị em phụ nữ, bởi mê cái đẹp tự nhiên và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bạn được ra vườn tràm đang thu hoạch để trải nghiệm quá trình hái lá tràm cùng các bác nông dân, cùng nhau ngắm nhìn những nụ cười lao động thật bình yên khi làm nông nghiệp hữu cơ.
Và bạn được hái lá tràm mang về để trưng bày trong nhà vừa đẹp, vừa chống muỗi lại vừa tận dụng đun nước rửa mặt rất tốt. Bạn còn được Tràm Viên Minh tặng cho giỏ quà nhỏ xinh xinh về dùng thử nữa nha.
Chương trình này dành cho những ai?
Chương trình dành cho những ai yêu thiên nhiên, muốn bảo tồn và gìn giữ thiên nhiên bằng cách trồng thêm những cây tràm cùng Tràm Viên Minh. 3000đ là 1 cây tràm bạn có thể cùng đồng hành với Bimela của Tràm Viên Minh trong dự án này.
Chương trình dành cho các nhóm thiện nguyện, cùng nhau góp sức trồng cây bảo tồn thiên nhiên, tạo phúc lợi xã hội cho người yếu thế.
Chương trình dành cho các gia đình có con nhỏ, cùng nhau dành một ngày trở lại vùng quê cảm nhận không khí yên bình và gắn kết tình thân. Đồng thời hãy đến để tìm hiểu thực tế quy trình sản xuất các sản phẩm tràm từ A đến Z của Tràm Viên Minh, cùng tìm hiểu về công dụng của cây tràm cho sức khỏe gia đình, nhất là con nhỏ được sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên.
Chương trình dành cho các đại lý, những người đồng hành với Tràm Viên Minh để lan tỏa giá trị của tràm tới cộng đồng có thêm niềm tin yêu vào sản phẩm cũng như sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà Tràm Viên Minh đang theo đuổi.
Khi nào chương trình lại tiếp tục?
Quỹ Bimela mong muốn có thêm nhiều cây tràm được trồng lên trên các vùng đất chiêm trũng, bùn lầy, bỏ hoang để phủ xanh Việt Nam hơn nữa. Đồng thời cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía các Mạnh thường quân, quỹ Bimela sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình về thăm vườn tràm và trồng tràm vào mỗi tháng. Hãy đón chờ chương trình tiếp theo của Bimela tại Ba Vì nhé!
Thông tin gieo hạt cho quỹ Bimela
Biết ơn các tổ chức, cá nhân đã gieo hạt vào Quỹ Bimela của Tràm Viên Minh.
Kết quả các hoạt động phúc lợi cho cây tràm và người dân địa phương sẽ được cập nhật trên trang Fanpage Qũy Bimela
STK gieo hạt: 107783229 – VPBank Thăng Long Hà Nội – Hồ Thị Phương Anh
Nội dung: SĐT + UH Bimela
Chân thành cảm ơn các bạn đã, đang và sẽ chung tay cùng Tràm Viên Minh trên hành trình mở rộng vùng xanh, giúp đỡ bà con nông dân!
Hotline: 0906.142.462
Office: Tầng 5, số 12 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: https://tramvienminh.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/tramvienminh