Tinh dầu tràm Trà có tác dụng gì?

Tinh dầu Tràm là tên gọi chung cho các dòng tinh dầu chiết xuất từ là Tràm, gồm hàng chục hợp chất khác nhau, trong đó có hai nhóm chính là nhóm giàu Cineole 1,8 được chiết xuất lần đầu từ lá Tràm cajeput, thường được gọi là Tràm gió và nhóm giàu Terpinen-4-ol được chiết xuất từ lá Tràm Trà (Tea tree Oil) nên được gọi là tinh dầu Tràm trà.

Tinh dầu Tràm Trà – Tác dụng sinh học của tinh dầu giàu Terpinen-4-ol 

tri-viem-da-co-dia-bang-tram-muoi-tam-8
Cây tràm trà là một dược liệu thường được sử dụng trong điều chế các loại dược phẩm chăm sóc da

Tràm Trà là nhóm cây bụi cao, khoảng từ 4 – 7 m, thân có vỏ nhiều lớp. Lá hẹp, dạng so le, thẳng. Chùm hoa màu trắng mịn, kiểu hoa đơn độc trong mỗi lá bẹ có nhiều hoa có gai). Đặc điểm cảm quan cho thấy lá có mùi đặc trưng và vị đắng. Đáng chú ý là khi nhìn thoáng qua chùm lá của Tràm Trà khá giống lá cây thông.

Cây Tràm Trà là một trong những nhóm cây ít bị sâu bệnh tấn công, cây có khả năng giữ đất, chống xói mòn, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường sống và không bị trốc gốc khi gặp giông bão.

Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm:

Giống như tinh dầu Tràm gió, tác dụng kháng khuẩn là tác dụng đáng chú ý nhất của tinh dầu tràm trà. Một số thành phần hoá học trong tinh dầu tràm trà như Linalool, terpinen-4-ol, alpha-terpineol, alpha-terpinene, terpinolene và 1,8-cineol cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều vi sinh vật như Candida albicans, Escherichia coli và Staphylococcus aureus (MIC 0,06-0,05%) (Carson et al. 1995)

Tinh dầu tràm trà được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm và ức chế quá trình hình thành bào tử. Theo đó, tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng Candida albicans, các men, nấm trên da.

Chồi non cây Tràm trà chuẩn bị cho mùa vụ mới

Do có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh và không hại da nên tinh dầu Tràm Trà được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như nước súc miệng, mỹ phẩm bôi da, nước hoa, dầu gội đầu, xà phòng thơm, kem đánh răng… (Brophy et al. 2013)

Tác dụng kháng virus và chống viêm:

Tinh dầu tràm trà có hả năng chóng lại virus khảm thuốc lá, virus Herpes simplex (HSV). Ảnh hưởng của tinh dầu tràm trên HSV đã được Schinitzler và cs. (2021) nghiên cứu bằng cách ủ virus với các nồng độ tinh dầu khác nhau và dùng các virus đã được xử lý để gây nhiễm tế bào. Ngoài ra, tinh dầu tràm trà cũng thể hiện có hoạt tính kháng virus mạnh nhất trên virus tự do, ức chế hoàn toàn sự hình thành mảng bám với 1% tinh dầu và làm giảm hình thành mảng bám khoảng 10% với 0.1% tinh dầu (Minami et al.2003).

Tác dụng chữa trị một số bệnh ngoài da:

Tinh dầu tràm trà là loại thuốc chữa các bệnh ngoài da thông thường rất có hiệu quả như mụn trứng cá, mụn nhọt, eczema; nhiễm trùng da như mụn rộp, vết thương, mụn cóc, bỏng, côn trùng cắn và bệnh nấm móng tay, bệnh nấm da bàn chân, mồ hôi chân, nhọt, nấm onychia (onychomycosis) (Carson et al., 1994; Tong et al. 1992)

Tàc dụng sinh học của tinh dầu tràm trà rất đa dạng, ngoài việc sử dụng như một loại dược liệu đa tác dụng, một số tinh dầu tràm còn chứa các chất thơm như nerolidol, linalool, v.v… nên tinh dầu tràm còn được dùng như một thành phần của nhiều loại mỹ phẩm và dầu tắm, dầu gội dầu… Đó cũng là loại tinh dầu có ứng dụng nhiều nhất trên thế giới.

Tinh dầu Tràm trà với mục đích sử dụng “kháng khuẩn” tại Úc

Tham khảo thêm thông tin về Tràm trà, tại đây >>>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *