Đau bụng kinh là một vấn đề phổ biến mà phụ nữ gặp phải trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm đau bụng, đau lưng, buồn nôn, nôn, chóng mặt,…
Có nhiều cách để giảm đau bụng kinh, bao gồm cả thuốc và các biện pháp tự nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm về sau. Chính vì thế Tràm Viên Minh sẽ mách cho bạn 5 cách làm giảm đau bụng kinh tự nhiên tại nhà!
1. Nguyên nhân dẫn đến việc đau bụng kinh
1.1 Nguyên nhân sinh lý
Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ, xảy ra trong kỳ kinh nguyệt. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc đau bụng kinh:
- Co thắt tử cung: Khi đến kỳ kinh nguyệt, cơ tử cung co bóp mạnh để đẩy lớp niêm mạc bong ra ra ngoài. Những cơn co thắt này có thể gây ra cảm giác đau nhức ở bụng dưới. Mức độ co thắt cơ tử cung có thể khác nhau ở mỗi người. Một số phụ nữ chỉ cảm thấy hơi khó chịu, trong khi những người khác có thể bị đau dữ dội.
- Nồng độ prostaglandin cao: Prostaglandin là một hormone được sản xuất bởi cơ tử cung. Prostaglandin giúp co thắt cơ tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài. Nồng độ prostaglandin cao có thể gây ra những cơn đau bụng kinh dữ dội.
Ngoài hai nguyên nhân sinh lý trên thì một số những yếu tố khác cũng có thể dẫn đến các triệu chứng đau bụng kinh như: Căng thẳng, lối sống thiếu vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh,…
1.2 Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài nguyên nhân sinh lý do co thắt cơ tử cung và nồng độ prostaglandin cao, một số bệnh lý phụ khoa cũng có thể dẫn đến đau bụng kinh dữ dội. Nguyên nhân xảy ra ít hơn và thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-45 tuổi. Các bệnh lý có thể xảy ra tình trạng này có thể kể đến như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vòi trứng, hẹp cổ tử cung, vách ngăn tử cung,…Cơ chế cơn đau cũng phụ thuộc vào từng loại bệnh lý cụ thể.
2. Triệu chứng của từng loại đau bụng kinh
Đau bụng kinh sinh lý (đau bụng kinh nguyên phát) là loại đau bụng kinh phổ biến nhất, do sự co thắt của cơ tử cung khi cố gắng đẩy lớp niêm mạc ra ngoài cơ thể. Các triệu chứng của đau bụng kinh nguyên phát thường bao gồm đau nhức hoặc co thắt ở bụng dưới và cơn đau có thể lan ra lưng hoặc đùi. Các triệu chứng thường bắt đầu một hoặc hai ngày trước khi hành kinh và kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể bị đau trong suốt kỳ kinh.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ. Một số phụ nữ chỉ bị khó chịu nhẹ, trong khi những người khác có thể bị đau dữ dội đến mức không thể đi làm hoặc đi học.
Đau bụng kinh bệnh lý (đau bụng kinh thứ phát) có triệu chứng tương tự như đau bụng kinh nguyên phát nhưng cơn đau thường sẽ xuất hiện vào trước kỳ kinh khoảng một tuần, có khi còn kéo dài hơn đến khi sạch kinh và có thể xuất hiện đột ngột vào những thời điểm khác.
3. 5 cách làm giảm đau bụng kinh tại nhà
Không có cách chữa trị chứng đau bụng kinh nguyên phát, nhưng có một số phương pháp điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng. Đối với các triệu chứng của đau bụng kinh, không nên sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì rất có thể sẽ để lại biến chứng về sau. Nên sử dụng các liệu pháp tự nhiên để làm giảm đau nhanh chóng lại an toàn và hiệu quả.
3.1 Uống một tách trà gừng ấm
Gừng là một loại thảo dược có tính ấm từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng làm ấm cơ thể và kích thích tuần hoàn máu. Ngoài ra, một số báo cáo cho thấy gừng có chứa các chất có khả năng ức chế sản xuất prostaglandin trong cơ thể. Điều này có thể giúp giảm viêm và giảm co bóp tử cung trong thời kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, chị em có thể dùng gừng để giảm đau bụng kinh bằng cách pha trà ấm hoặc đắp gừng tươi vào vùng bụng dưới.
3.2 Massage bụng (Tràm Vaga)
Massage đúng cách bằng Tràm Vaga có thể làm dịu cơ bụng đang co thắt do chu kỳ kinh nguyệt và còn có thể giúp làm giảm các cơn co thắt đột ngột của tử cung – nguyên nhân chính gây đau bụng kinh.
Tràm Vaga được chiết xuất hoàn toàn từ các dược liệu tự nhiên, mỗi thành phần mang một lợi ích trị liệu khác nhau:
- Tinh dầu quế: Quế có tính chất làm ấm và kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm đau và tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm căng cơ và tăng cường sự thư giãn.
- Tinh dầu bạc hà: Bạc hà mang lại cảm giác mát mẻ và sảng khoái, có khả năng làm dịu cảm giác đau nhức và cung cấp một cảm giác lạnh mát. Khi bạn áp dụng tinh dầu bạc hà lên vai và cổ, nó sẽ giúp giảm đau và làm dịu các cơ bị căng thẳng.
- Tinh chất thiên niên kiện: Thiên niên kiện là một loại thảo dược có tính chất chống viêm và giảm đau. Chúng có thể làm dịu sự khó chịu và giảm đau trong vùng vai gáy.
- Tinh dầu oải hương: Oải hương có một mùi hương dịu nhẹ và tinh dầu này đã được sử dụng từ xa xưa để thư giãn và làm dịu căng thẳng, giúp giảm căng cơ và đồng thời đem lại một cảm giác bình yên và thư thái.
- Tinh dầu gừng: Gừng được xem là một nguyên liệu tự nhiên hiệu quả trong việc giảm đau xương khớp. Gừng chứa nhiều hợp chất có tác dụng chống viêm và giảm đau, chủ yếu là gingerol và shogaol.
Tràm Vaga chứa hỗn hợp tinh dầu quý giá bao gồm tinh dầu tràm, quế, bạc hà, oải hương và thiên niên kiện – tất cả đã được Tràm Viên Minh nghiên cứu, điều chỉnh tỉ lệ để mang lại hiệu quả tối đa trong việc giảm co thắt tử cung trong kì kinh nguyệt và thư giãn vai gáy. Điều này loại bỏ nhu cầu phải tự tìm hiểu và tự pha chế các loại tinh dầu khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người yêu thích tinh dầu trị liệu.
Chỉ cần xịt tinh dầu ra tay và xoa nhẹ nhàng theo bài hướng dẫn massage dưới đây, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu nhanh chóng.
3.3 Chườm ấm bụng
Nhiệt độ lạnh thường là yếu tố khiến cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn vì nó có thể gây ra các cơn co thắt tử cung liên tục và làm giảm lưu thông máu. Chườm nóng vùng bụng dưới trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp giảm đau bụng và khiến cơ thể dễ chịu hơn.
Bạn có thể chườm nóng bằng túi/chai nước ấm, miếng dán bình thường hoặc sử dụng túi chườm nóng bằng cách rang gạo bỏ vào trong một chiếc bít tất, khi cần sử dụng chỉ cần đem quay lò vi sóng khoảng 2-3 phút, vừa nhanh chóng, tiện lợi lại tiết kiệm chi phí.
3.4 Tắm (tinh dầu tràm, tinh dầu oải hương)
Khi cơ thể cảm thấy căng thẳng cũng sẽ khiến cho cơn co thắt tử cung trở nên dữ dội hơn. Tinh dầu tràm và tinh dầu oải hương là hai loại tinh dầu “quốc dân” giúp thư giãn cơ bắp, làm ấm cơ thể, làm dịu các prostaglandin, giảm co thắt và làm dịu cơn đau hiệu quả.
Chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào một chậu nước ấm để tắm khiến cho cơ thể từ từ thả lỏng và thoải mái hơn.
3.5 Xông phòng giảm căng thẳng (Tràm xông, tinh dầu oải hương, tinh dầu sả chanh)
Mùi hương thơm dịu nhẹ từ những loại tinh dầu thiên nhiên như Tràm xông XK cũng sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, thả lỏng cơ thể và ngủ ngon hơn, từ đó làm giảm co thắt do các cơn đau bụng kinh gây ra.
Tuy nhiên thì những cách trên chỉ áp dụng được trong trường hợp đau bụng kinh nguyên phát. Nếu bạn cảm thấy sau kì kinh mà bụng vẫn còn co thắt và đau dữ dội thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời vì đó có thể là dấu hiệu của đau bụng kinh thứ phát.
Trên đây là những chia sẻ của Tràm Viên Minh về các mẹo nhỏ giúp chị em vượt qua được nỗi sợ đau bụng trong những ngày đèn đỏ.
Nếu bạn đang có nhu cầu cần tư vấn hay tham khảo thêm về các sản phẩm tinh dầu nguyên chất nhà Tràm Viên Minh, hãy liên hệ Viên Minh qua hotline 0906.142.462 nhé!
>> Xem thêm: Tại sao Massage Huyệt đông y lại chữa được bệnh cho trẻ nhỏ?
———————
Tràm Viên Minh
Hotline: 0906.142.462
Office: Tầng 5, số 12 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: https://tramvienminh.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/tramvienminh
Youtube: https://www.youtube.com/@tramvieinnmh
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tramvienminh