Tràm trà và tràm gió đều được ứng dụng rộng rãi tại Úc hàng trăm năm qua và thời gian gần đây, chúng bắt đầu được lan toả rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới bởi những tính năng ưu việt trong trị liệu.
Tràm gió là gì?
Trong dược điển Việt Nam, Tràm gió còn gọi chè cay, chè đồng, tên khoa học là Melaleuca Leucadendra L. thuộc họ Sim Myrtaceae. Tràm có thể phát triển tự nhiên có thể cao tới 4-5m nhưng đề bị cắt xén thường xuyên chỉ còn là những ấy bụi chừng 40-50cm. Trên thân cây to lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài. Lá mọc so le, cuống màu xanh vàng nhạt, phiến lá hình mác, trên có những gân chạy dọc theo gân chính, lúc đầu mỏng và mềm, về sau thành dày, cứng và dòn, thường dài 4-8cm.
Tràm thường mọc hoang tại khắp nơi trong cả nước từ nam đến bắc, nhiều nhất tại miền nam. Tràm mọc thành từng rừng bạt ngàn sau những rừng sú. tại miền bắc, tràm nhiều nhất tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… Trước đây, nhân dân chỉ hái lá và cành non hãm hoặc sắc uống thay chè hay để giúp tiêu hoá tốt, chữa ho hoặc để xông giải cảm. Mãi tới những năm 1990, cây tràm vùng Quảng BÌnh, Quảng Trị mới được khai thác để cất tinh dầu bán rộng rãi trên thị trường với tên “dầu khuynh diệp” đúng ra là tinh dầu) vì khuynh là nghiên, diệp là lá, cây tràm có lá mộc nghiên không giống những lá cây khác, từ đó cay này thêm tên là cây khuynh diệp.
Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), những cây tràm vùng Bắc Cạn, Thái Nguyên cũng được khai thác để cất tinh dầu dùng trong quân đội.
Tràm Trà là gì?
Khóm tràm trà tại vùng nguyên liệu Viên MinhTràm trà, được biết đến với tên khoa học là Melaleuca alternifolia, là một loài cây phổ biến ở Úc, nổi tiếng với khả năng chống khuẩn, chống viêm và làm dịu da.
Cây tràm trà có lá nhỏ, hẹp, màu xanh đậm, thường cao khoảng 6 đến 7 mét và phát triển rậm rạp ở vùng Úc.
Tràm gió có gì khác so với Tràm trà?
Về hình dạng:
Về hoạt chất chính:
Tràm gió có hàng chục hoạt chất hoá học với tỉ lệ như:
- Cineol: 45 – 60.2 %
- α-Terpineol: 5.9 – 12.5 %
- Limonene: 4.5 – 8.9 %
- Beta-caryophyllene: 3.8 – 7.6%
Trong khi đó, tràm trà lại có tỉ lệ tương đối
- Cineol: 1 – 10 %
- α-Terpinen: 6 – 12 %
- γ-terpinene: 4.5 – 8.9 %
- terpinen-4-ol: 35 – 48%
Về ứng dụng trị liệu:
Tràm trà (Tea tree) mạnh về kiểm soát nấm, khuẩn được ứng dụng điều chế vào các dòng mỹ phẩm, chăm sóc cá nhân:
- Kháng khuẩn và kháng nấm: Được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, nấm da, và các vết thương nhỏ.
- Khử trùng: Thường được dùng để làm sạch vết cắt, vết xước và vết côn trùng cắn.
- Chăm sóc da: Có thể dùng trong các sản phẩm chăm sóc da để giảm viêm và mẩn đỏ.
Tràm (Cajeput) có hoạt chất kháng viêm, giảm đau, được ứng dụng vào điều chế dược mỹ phẩm:
- Kháng viêm và giảm đau: Được sử dụng để xoa bóp cơ bắp đau nhức, giảm đau khớp và đau đầu.
- Chống cảm lạnh và ho: Dùng để xông hơi, làm dịu triệu chứng cảm lạnh, ho và nghẹt mũi.
- Chăm sóc trẻ em: Thường được sử dụng để xoa vào ngực, lưng và bàn chân của trẻ nhỏ để giữ ấm và phòng ngừa cảm lạnh.
Tìm hiểu thêm về Tác dụng của tinh dầu Tràm Trà, tại đây >>>
Hotline: 0906.142.462
Office: Tầng 5, số 12 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: https://tramvienminh.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/tramvienminh