Hướng dẫn chế độ ăn giúp tăng đề kháng cho trẻ Viêm Đường Hô Hấp

huong-dan-che-do-an-cho-tre-bi-viem-ho-hap-5

Viêm đường hô hấp là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm virus, vi khuẩn, nấm,… Bệnh thường gây ra các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, đau họng,…

Để phòng tránh và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ, bên cạnh việc vệ sinh cá nhân, tiêm chủng đầy đủ, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh và ít bị mắc bệnh hơn.

1. Bệnh viêm đường hô hấp, nguyên nhân, triệu chứng

1.1 Bệnh viêm đường hô hấp là gì?

Viêm đường hô hấp là một thuật ngữ chung mô tả tình trạng viêm ở đường hô hấp. Đường hô hấp là hệ thống cơ quan vận chuyển không khí vào và ra khỏi phổi. Nó bao gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản và phổi.

Viêm đường hô hấp gồm hai loại chính:

  • Viêm đường hô hấp trên: ảnh hưởng đến các cơ quan trên đường hô hấp, bao gồm mũi, họng, thanh quản và khí quản.
  • Viêm đường hô hấp dưới: ảnh hưởng đến phổi.
huong-dan-che-do-an-cho-tre-bi-viem-ho-hap-3
Hình ảnh mô phỏng hệ hô hấp trên cơ thể người

1.2 Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp thường do nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Các vi sinh vật này có thể xâm nhập vào đường hô hấp qua không khí, nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.

  • Tiếp xúc với người bị nhiễm trùng
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Tuổi tác (trẻ em và người già là đối tượng dễ bị mắc bệnh)
  • Các tình trạng sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
huong-dan-che-do-an-cho-tre-bi-viem-ho-hap-4
Người lớn và trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh về đường hô hấp

1.3 Triệu chứng của viêm đường hô hấp

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. 

Với viêm đường hô hấp trên, các triệu chứng có thể xuất hiện như là nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau rát họng, đau khi nuốt, ho gió ho khan, ho có đờm, mệt mỏi, sốt,…

huong-dan-che-do-an-cho-tre-bi-viem-ho-hap
Dấu hiệu khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Với viêm đường hô hấp dưới sẽ đi kèm theo một vài triệu chứng như khó thở, ho khan hoặc ho có đờm, đau ngực, sốt cao, thở nhanh, da xanh xao hoặc thở khò khè,..

Việc chẩn đoán viêm đường hô hấp thường được dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch mũi hoặc xét nghiệm X-quang phổi để xác định nguyên nhân gây bệnh.

2. Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong việc tăng đề kháng cho trẻ bị viêm đường hô hấp

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng là điều cần thiết để duy trì sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ bị viêm đường hô hấp, chế độ dinh dưỡng còn có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ bao gồm:

  • Vitamin A: Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu hòa tan trong chất béo, cần thiết cho nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Thiếu vitamin A có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa và da.
huong-dan-che-do-an-cho-tre-bi-viem-ho-hap-2
Nhóm vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm có màu đỏ, màu cam
  • Vitamin C: Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cần thiết cho sức khỏe tổng thể của con người. Nó là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập.
  • Kẽm: Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch. Kẽm giúp tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Selenium: là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình trong cơ thể. Selenium là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do. Nó cũng cần thiết cho sự sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp chống lại nhiễm trùng.
  • Các chất xơ: Chất xơ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, từ đó tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật
huong-dan-che-do-an-cho-tre-bi-viem-ho-hap-6
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấp.

3.1 Thực phẩm nên ăn

Để con luôn có một sức đề kháng chống lại bệnh tật và một hệ hô hấp khỏe mạnh, mẹ nên chú ý cho con ăn những thực phẩm sau:

  • Nước thịt hầm Meatstock chứa nhiều protein vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, vitamin B12, kẽm và selen. Những chất dinh dưỡng này cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mẹ có thể dùng các loại thịt như chim bồ câu, lợn, bò, thịt gà bỏ da, thịt thỏ, thịt dê…. hầm lấy nước cốt để làm súp, nước dùng, làm sốt hay làm nước nấu cháo, nấu bột cho bé.
  • Sữa nguyên chất thanh trùng chỉ nên dùng cho các bé trên 24 tháng tuổi và dùng khi trẻ đòi uống bởi lúc này hệ tiêu hóa của con đã hoàn toàn ổn định.
  • Lòng đỏ trứng gà ta (ngày 1-2 quả).
  • Thực phẩm tiêu đờm, chống viêm: Quýt, Bưởi gừng, nghệ, tỏi, cần tây, dứa, cà chua, các loại hạt (trừ lạc).
huong-dan-che-do-an-cho-tre-bi-viem-ho-hap-1
Để con có một hệ hô hấp khỏe mạnh, mẹ nên chú ý hơn đến các loại thực phẩm cho con ăn

3.2 Thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm nên cho trẻ ăn, Viên Minh cũng sẽ chia sẻ cho các mẹ một vài thực phẩm mà mẹ không nên cho con ăn nếu như con đang bị viêm đường hô hấp hoặc có hệ hô hấp yếu như:

  • Cam: vì cam có tính hàn, sẽ sinh đờm (cam hàn, quýt nhiệt, bưởi tiêu), nếu con thích uống nước cam mẹ nên vắt chung với quýt để cân bằng tính hàn và tính nhiệt cho cả hai.
  • Sữa và chế phẩm của sữa (sữa công thức, sữa tươi tiệt trùng, váng sữa…).
  • Hải sản, thủy sản (tôm, cua, cá, ốc, ếch, lươn, chạch, sứa, bạch tuộc…).
  • Thực phẩm còn lạnh, nhiệt độ thấp, đông đá (kem, sữa chua, đá lạnh, nước đá..).
  • Măng, cà, rau cải. Đỗ xanh, các loại quả tên dưa (dưa lê, dưa hấu, dưa chuột, dưa lưới…).
  • Thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn (bim bim, xúc xích, mì tôm, bánh kẹo…).

Trên đây là những chia sẻ về một chế độ ăn cơ bản dành cho các bé bị viêm đường hô hấp mà mẹ cần lưu ý. Viên Minh hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể trẻ thành kinh nghiệm bỏ túi giúp cho mẹ trên hành trình nuôi con khôn lớn.

Nếu mẹ đang có nhu cầu hay thắc mắc gì cần tư vấn thêm, hãy liên hệ Viên Minh qua hotline 0906.142.462 nhé!

>>Xem thêm: 7 bí quyết để tăng đề kháng tự nhiên cho trẻ

———————

Tràm Viên Minh

Hotline: 0906.142.462

Office: Tầng 5, số 12 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Website: https://tramvienminh.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/tramvienminh

Youtube: https://www.youtube.com/@tramvienminh

Tiktok:  https://www.tiktok.com/@tramvienminh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *