Tinh dầu Tràm – Sự khác nhau của các chủng loại là gì?

Tinh dầu tràm là tên gọi chung các loại tinh dầu được chiết xuất từ lá tràm, gồm hàng chục hợp chất khác nhau, trong đó có hai nhóm chính là nhóm giàu cineole được chiết xuất lần đầu từ lá Tràm Cajeput ở Indonesia, nên gọi là tinh dầu tràm Cajeput (Tràm gió) và nhóm giàu terpinen-4-ol được chiết xuất từ lá Tràm trà (tea tree) nên gọi tinh dầu Tràm trà.

Tràm trà và Tràm gió là hai loại cây có xuất xứ từ cùng một họ nhưng chúng lại có những đặc tính và công dụng riêng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự khác biệt giữa hai loại tràm này trong các liệu pháp trị liệu tự nhiên.

Sự khác nhau của các loại Tinh dầu Tràm:

Tràm Trà (Tea Tree)

Hai mẹ con cùng nhau ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc bên vườn Tràm trà Viên Minh
Tràm trà, được biết đến với tên khoa học là Melaleuca alternifolia, là một loài cây phổ biến ở Úc, nổi tiếng với khả năng chống khuẩn, chống viêm và làm dịu da.

Cây tràm trà có lá nhỏ, hẹp, màu xanh đậm, thường cao khoảng 6 đến 7 mét và phát triển rậm rạp ở vùng Úc. Mùi của tinh dầu tràm này thường có hương thảo mộc, có chút camphor và hương đắng nhẹ, chứa các hợp chất như terpinen-4-ol, alpha-terpineol, và gamma-terpinene, là các chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ.

Tác dụng đáng chú ý nhất của tinh dầu Tràm trà là kháng khuẩn. Một số thành phần hoá học trong tinh dầu như Linalool, terpinen-4-ol, alpha-terpinene, terpinolene và 1,8-cineole cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều vi sinh vật như Candida albicans, Escherichia coli và Staphylococcus aureus (MIC 0,06-0,5%) (Carson et al.1995).

Tinh dầu Tràm trà được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm và ức chế quá trình hình thành bào tử. Theo đó, tinh dầu Tràm trà có tác dụng kháng Candida albicans, các men, nấm trên da.

Do tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh và không hại da nên tinh dầu Tràm trà được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như nước súc miệng, mỹ phẩm bôi da, nước hoa, dầu gội đầu, xà phòng thơm, kem đánh răng… (Brophy et al, 2013). Ngoài ra, tinh dầu Tràm trà còn được sử dụng trực tiếp để trị mụn cóc, nám da do nấm…

Tinh dầu Tràm trà được đưa vào các loại thuốc chữa các bệnh ngoài da thông thường rất có hiệu quả như mụn trứng cá, mịn nhọt, eczema, nhiễm trung da như mụn rộp, vết thương, mụn cóc, côn trùng cắn, nấm móng tay, nấm da, mồ hôi chân, nấm onychia, (Carson et al., 1994; Tong et al. 1992)

Thương hiệu được ưa chuộng tại Úc giúp khử mùi hôi chân

Tràm Gió (Cajeput)

Tràm gió, có tên khoa học là Melaleuca cajeputi, cũng là một loài cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á, có tỷ lệ hoạt chất 1,8-cineole cao, được khai thác thương mại từ thế kỷ 18, ở quần đảo Maluki, Indonesia và lần đầu tiên được nhập vào nước Đức (Brophy et al, 2013). Các loại tinh dầu giàu 1,8-cineole chủ yếu là Tràm Cajeput, Tràm năm gân và loại giàu 1,8 cineole của Tràm trà. Tinh dầu tràm gió thường được chiết xuất từ lá và cành của cây, có các tính chất giống như tràm trà nhưng có thể mạnh mẽ hơn trong việc kích thích tuần hoàn máu.

Cây tràm gió có lá to hơn, màu xanh sáng và có hình dạng dễ nhận biết hơn, thường cao hơn cây tràm trà và phát triển rộng rãi ở Đông Nam Á. Tinh dầu tràm gió có mùi hương cay nồng, có thể mạnh mẽ hơn so với tràm trà, với sự hòa quyện của camphor và hương thảo. Tinh dầu tràm gió chứa các hợp chất như cineole, limonene, và alpha-pinene, cung cấp tính chất chống viêm, kích thích tuần hoàn máu.

1,8-cineole là chất thơm tự nhiên có trong tinh dầu Tràm gió, Tràm năm gân và nhiều loài bạch đàn vì thế Eucalyptol và Cajeputol (hoạt chất hoá học tự nhiên của những cây này) đều được coi là synonym của 1,8-cineole, đôi khi được viết là “1,8-cineole (cineole, eucalyptol)” (Santos, et al, 2024)

Thiếu nữ bên vườn Tràm gió Viên Minh

Trong Y học cổ truyền ở Việt Nam, tinh dầu tràm gió hường được dùng để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, thần kinh, chữa ho, hen suyễn, cảm lạnh cũng như trị đau bụng, co thắt dạ dày, làm thuốc bôi chống viêm (Đỗ Tất Lợi, 1995, Võ Văn Chi, 1997).

Trong y học hiện đại, trên thế giới có nhiều nghiên cứu cho thấy tính ứng dụng của Tràm giàu cineole 1,8 giúp giảm vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể, đặc biệt là trong đường hô hấp; giảm cảm giác đau, đặc biệt là trong điều trị đau từ viêm khớp và viêm cơ bắp; ngăn chặn việc xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể con người…

phu-nu-mang-thai-su-sung-tinh-dau-duoc-khong-5
Tinh dầu Tràm ứng dụng trong dầu matxa ngừa gió, hỗ trợ trị ho, sổ mũi cho trẻ
giam-dau-bung-kinh-2
Tràm xoa dành cho người lớn, trừ phong, tán hàn, giảm đau vai gáy

Tinh dầu này còn được dùng làm chất khử trùng để điều trị vết thương, điều trị các triệu chứng của bỏng, viêm da, dị ứng, viêm phổi và viêm phế quản, viêm mũi họng, viêm nướu răng, chốc lở, bệnh vẩy nến, viêm xoang, viêm miệng, viêm Amiđan, cũng như chống muỗi và bôi lành vết sưng do muỗi đốt.

Tràm còn có tác dụng điều trị giun, đặc biệt giun đũa và nhiễm trùng bộ phận sinh dục (Lassak và McCarthy, 1983). Lá Tràm còn dùng làm chè uống giúp tiêu hoá tốt, hoặc xông giải cảm, làm gia vị cho một số món ăn. Vì thế, Tràm gió còn có tên gọi là cây Chè đồng hay Chè cay (Lã Đình Mỡi, 2001).

Tràm đuổi côn trùng Viên Minh chiết xuất từ tinh dầu Tràm, sả, bạc hà…

Tác dụng kháng khuẩn là tác dụng nổi bật của tinh dầu giàu 1,8-cineole (Trịnh Thị Điệp và cs., 2012). Các thử nghiệm đã chứng minh tinh dầu tràm giàu 1,8 cineole có tác dụng kìm hãm và kháng các chủng vi khuẩn Erwinia, Candida albicans, Micrococcus. Trong đó có tác dụng tốt nhất là trên Erwinia (Bouraima-Madjebi et al., 1996)

Ngoài hoạt chất Cineole ra còn có nerolidol, citronellol, linalool… ứng dụng trong sản xuất nước hoa và mỹ phẩm (Sellar, 1992; Lawless 1995); ứng dụng như một loại xông có hiệu quả để phòng trừ côn trùng khi cất trữ hạt lúa mì. Hơi của 1,8-cineole rất ổn định, không thay đổi thành phần hóa học trong quá trình xông hơi, sau 24 giờ, thông khí 95% 1,8-cineole hấp thu đã bay hoàn toàn khỏi hạt lúa mì. Ở nồng độ 47.0, 18.8 và 21.6µl/lít không khí 1,8-cineole có thể giết chết 95% Sitophilus oryoza, Tribolium castaneum và Rhyzopertha dominicana tương ứng (Lee et al, 2003).

(Nguồn tham khảo Báo cáo Tổng kết Đề tài Kỹ thuật Trồng Tràm có Năng suất và Chất lượng Tinh dầu cao của GS. TS Lê Đình Khả)

 

——————-
𝐓𝐫𝐚̀𝐦 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐌𝐢𝐧𝐡 – 𝐇𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐓𝐨̛́𝐢 𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐒𝐨̂́𝐧𝐠 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐌𝐚̃𝐧

◾️ Hotline: 0906.142.462

◾️ Office: Tầng 5, số 12 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

◾️ Website: https://tramvienminh.com/

◾️ Fanpage: https://www.facebook.com/tramvienminh

◾️ Youtube: https://www.youtube.com/@tramvienminh

◾️ Tiktok:  https://www.tiktok.com/@tramvienminh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *