Chức năng của Ngũ tạng có vai trò gì đến tăng đề kháng?

Lục phủ ngũ tạng là khái niệm quan trọng trong Y học Cổ truyền (YHCT), mô tả các cơ quan chính trong cơ thể và mối quan hệ tương tác giữa chúng. Dựa vào chức năng của từng cơ quan để phân chúng thành lục phủ, ngũ tạng. Trong đó, nhóm Tạng gồm những cơ quan có chức năng chứa đựng, co bóp và chuyển hóa; nhóm Phủ gồm những cơ quan có chức năng thu nạp và vận chuyển dinh dưỡng. Các cơ quan trong ngũ tạng được phân chia cụ thể như sau:

Ngũ Tạng có vai trò gì trong việc tăng đề kháng?

Tâm (Tim)


  • Tâm chỉ tim, là tạng đầu tiên trong lục phủ ngũ tạng của cơ thể con người, có vai trò quan trọng, là quân hóa và trung tâm của mọi hoạt động cơ thể. Theo đó, tạng tâm điều khiển, thể hiện và biểu hiện ra tất cả hoạt động của cơ thể.
  • Tâm chủ thần chí, chủ các hoạt động về tinh thần, ảnh hưởng đến cảm xúc và suy nghĩ, là nơi ở của thần (tâm tàng thần). Thần là biểu hiện của tài trí, sự minh mẫn và trí tuệ của con người. Người thần sắc tốt sẽ có trí thông minh, lanh lợi, hành động cơ trí và ứng xử nhanh. Ngược lại người thần sắc kém thường hay quên, căng thẳng, stress, tư duy kém…
  • Tâm chủ huyết mạch, biểu hiện ra mặt, tâm khí thúc đẩy huyết dịch đi trong mạch nuôi dưỡng cơ thể. Cơ thể được nuôi dưỡng tốt biểu hiện ở nét mặt tươi nhuận hồng hào. Nếu tâm khí giảm làm cho sự cung cấp huyết dịch kém gây sắc mặt xanh xao, huyết dịch ứ trệ, mạch sáp, kết…
  • Tâm chủ hãn: Hãn là mồ hôi, là chất được bài tiết từ bên trong cơ thể người qua các lỗ chân lông. Tâm điều khiển các bệnh về hãn cụ thể như là tự hãn, đạo hãn, vô hãn. Trong trường hợp, thần gặp vấn đề, hãn sẽ tự mình tiết ra tùy theo trạng thái tâm lý và hoàn cảnh lúc đó.
  • Tâm khai khiếu ở lưỡi (phản ánh ra lưỡi): Do khí huyết của tâm đi ra lưỡi để duy trì hoạt động của chất lưỡi. Lưỡi là một trong những phương thức biểu hiện ra ngoài của tâm. Vì vậy, tâm hoạt động tốt thì lưỡi hồng hào, linh hoạt và ăn nói trơn tru. Ngược lại, tâm hoạt động không tốt thì lưỡi nhợt nhạt và ăn nói lắp bắp.
  • Tâm có quan hệ sinh, khắc với tỳ, phế và có quan hệ biểu lý với tiểu trường.

Can (Gan)

  • Can chủ tàng huyết: Chức năng can tàng huyết có nghĩa là can đóng vai trò lưu trữ, chuyển máu đến các tế bào trong cơ thể, giúp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Trong thời gian cơ thể nghỉ ngơi, huyết sẽ được dồn về gan. Chức năng tàng huyết của can bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến các tạng phủ và sinh các triệu chứng bệnh: như can huyết không đầy đủ thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay co quắp, kinh nguyệt ít có thể bế kinh…Can khí bị xúc động, huyết đi lạc đường, có thể thấy các hiện tượng xuất huyết như nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong huyết…
  • Can chủ cân vinh nhuận ra móng tay, móng chân: Cân là cân mạch gồm các khớp, gân, cơ, phụ trách việc vận động của cơ thể. Can chủ cân tức là sự nuôi dưỡng cân bằng huyết của can. Can huyết hư, không nuôi dưỡng được cân thì gân khớp sẽ teo cứng, co quắp chân tay run. Nếu sốt cao, huyết dịch hao tổn không dưỡng cân gây co giật, tay chân co quắp. Móng tay, móng chân là chỗ thừa của cân mạch nên can huyết hư, thiếu thì móng tay sẽ nhợt nhạt, thay đổi hình dạng; can huyết đủ sẽ hồng nhuận, cứng cáp. Tình trạng này nếu xảy ra ở trẻ em sẽ dẫn đến tình trạng chậm đi, chậm nói, teo cơ…
  • Can có nghĩa là gan, cơ quan đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Ngoài ra, gan còn có vai trò lọc bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các cơ quan khác.
  • Can chủ sơ tiết: Sơ tiết là sự thư thái, thông thường còn gọi là “điều đạt”. Can khí chủ về sơ tiết giúp cho sự vận hành của khí các tạng phủ được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hoà. Can khí bình thường, thì khí huyết vận hành điều hoà, tinh thần thoải mái.Trái lại can huyết sơ tiết kém sẽ gây tình trạng khí bị uất kết hay hưng phấn quá độ. Can khí uất kết biểu hiện: ngực sườn đầy tức, u uất, hay thở dài, kinh nguyệt không đều, thống kinh…Can khí xung thịnh gây cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…Về tiêu hoá: sự sơ tiết của can có ảnh hưởng lớn đến sự thăng giáng của tỳ vị. Nếu can khí uất kết hay can khí hoành nghịch có thể  thấy các triệu chứng đau cạnh sườn, đau thượng vị, ăn kém, ợ hơi, ợ chua, ỉa chảy gọi là chứng “can tỳ bất hoà” hay “can vị bất hoà”…
  • Can khai khiếu ra mắt vì can tàng huyết, kinh can qua mắt. Can khí thực do phong nhiệt gây chứng mắt đỏ, sưng, đau; can huyết hư gây quáng gà, giảm thị lực. Can phong nội động gây miệng méo, mắt lác..
  • Can quan hệ sinh, khắc với tâm, tỳ và quan hệ biểu lý với đởm.

Tỳ (Tụy)

  • Tạng tỳ bao gồm cả tiểu tràng, vị (dạ dày) và tuyến tụy, tuyến nước bọt, chủ về tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng đồ ăn, nước uống, chuyển vận lên phế, từ phế đưa vào tâm mạch để huyết đem đi nuôi dưỡng cơ thể, sau đó xuống thận, bàng quang bài tiết ra ngoài. Vì vậy, vai trò tỳ chủ vận hóa được thực hiện kết hợp với các phủ khác như bàng quang, giúp chuyển hóa thủy dịch trong cơ thể và kết hợp với tâm phế thận để có thể lọc máu hiệu quả hơn.
  • Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi: Tỳ hư yếu cơ bắp sẽ teo nhẽo chân tay mềm yếu, gầy gò và suy dinh dưỡng và sa nội tạng (tỳ hư hạ hãm) do không đưa được các chất dinh dưỡng đến nuôi cơ nhục. Trong chức năng này, tỳ khỏe mạnh sẽ giúp cơ nhục khỏe mạnh và phát triển tốt.
  • Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi. Tỳ yếu sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, ăn không ngon, ngủ không yên và gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Tỳ hoạt động tốt sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn và ăn uống ngon miệng hơn.  
  • Tỳ sinh, khắc với phế, thận và quan hệ biểu, lý với vị.

  • Tỳ thống huyết: Giúp huyết đi trong lòng mạch, tỳ khí hư không quản được huyết gây xuất huyết. Trong trường hợp gặp chấn thương làm cho huyết tích tụ bên trong hoặc xuất ra bên ngoài cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của tỳ. Chức năng tỳ ích khí sinh huyết chỉ vai trò làm giàu phần khí trong cơ thể và tạo ra nguồn năng lượng giúp cho sự hoạt động ổn định của các cơ quan khác. Tỳ khỏe mạnh giúp cho cơ thể có đầy đủ vận khí, ngược lại khi tỳ yếu làm cho người xanh xao, khí huyết vàng vọt và người mệt mỏi.

Phế (Phổi)

  • Phế có nghĩa là phổi – cơ quan hô hấp quan trọng của cơ thể. Hô hấp là chức năng chính của tạng phế và đóng vai trò giúp mang lại sự sống của cơ thể. Mọi hoạt động của cơ thể đều sẽ ngừng hoạt động nếu không có hô hấp. Chức năng phế chứa khí thể hiện ở vai trò tiếp nhận khí oxy cho cơ thể, sau đó lọc và thải ra môi trường một lượng khí carbonic (CO2). Vòng tuần hoàn này được lặp lại nhằm cung cấp dưỡng khí cho các hoạt động trong cơ thể.

  • Phế chủ bì maoBì mao là phần ngoài cùng của cơ thể gồm da, lông, tuyến mồ hôi, là nơi tà khí bên ngoài bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Tác dụng tuyên phát phế đem các chất dinh dưỡng cho bì mao. Phế quản lý hệ thống bảo vệ cơ thể từ bên ngoài, chức năng này được thể hiện ở khả năng đóng mở các lỗ chân lông trên cơ thể của tạng phế. Vì vậy, phế khỏe mạnh sẽ giúp quá trình đóng mở các bì mao diễn ra trơn tru. Ngược lại phế hoạt động kém sẽ làm cho quá trình đóng mở bị ảnh hưởng, các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh lý như ho, đờm, hen suyễn, cảm mạo, mụn nhọt….
  • Phế chủ tuyên phát, túc giáng, thông điều thủy đạo:

+ Giúp việc thúc đẩy khí huyết, tân dịch phân bố ra toàn cơ thể (chủ tuyên phát).
+ Phế khí xuống là thuận, phế khí nghịch lên gây khó thở, suyễn tức (chủ túc giáng).
+ Nước trong cơ thể bài tiết ra ngoài bằng đường tiểu tiện, đại tiện, mồ hôi, hơi thở (phế thông điều thủy đạo).

  • Phế khai khiếu ra mũi, thông với họng chủ tiếng nói. Người có phế khỏe mạnh sẽ có âm thanh to, rõ ràng trong trẻo; ngược lại người có phế hư sẽ có âm thanh khàn đục và có thể kèm theo các biểu hiện như ho, sốt, có đờm…Phế khỏe mạnh thì hơi thở nhịp nhàng, phế yếu thì hơi thở gián đoạn, khó thở và thở dài.
  • Phế quan hệ sinh, khắc với thận, can và quan hệ biểu lý với đại trường.

  • Thận chủ về khí hóa nước: Các loại dịch trong cơ thể như tinh, huyết, tân dịch đều do thận quản lý, điều tiết. Sự chuyển hoá nước trong cơ thể do 3 tạng phụ trách: tỳ vận hoá hấp thu đưa lên phế, phế túc giáng xuống thận, ở thận được khí hoá những chất trong (có ích) đưa lên phế phân bố đi toàn thân, những chất đục được đưa xuống bàng quang thải ra ngoài. Vì vậy trên lâm sàng, căn cứ vào vị trí trở ngại, người ta chữa chứng phù thũng ở tỳ, ở phế hay ở thận.
  • Thận khai khiếu ra tai và nhị âm (tiền âm, hậu âm): Do tai được thận tinh nuôi dưỡng nên thận hư sẽ gây ù tai, điếc. Thận chủ khí hóa nước, thận dương nuôi dưỡng tỳ dương nên chủ nhị âm.Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam hay nữ, thận chủ về khí hoá bài tiết nước tiểu và sự sinh dục vì vậy gọi là thận chủ về hậu âm. Thận hư hay gặp chứng đi tiểu luôn ở người già, chứng đái dầm ở trẻ em chứng di tinh, ra khí hư…Hậu âm là nơi đại tiện ra phân, do tạng tỳ đảm nhiệm. Nhưng tỳ dương được thận khí hoá để bài tiết phân ra ngoài nên còn gọi là thận chủ về hậu âm. Nếu thận khí hư hay gặp chứng đại tiện lỏng, đại tiện ở người già.Hậu âm và tiền âm thường quản lý đại tiện và tiểu tiện nên còn nói “thận chủ nhị tiện”.

Thận (Thận)

  • Thận là cơ quan được đánh giá cao về chức năng trong lục phủ ngũ tạng, thận nằm ở vị trí tướng hòa. Theo Y Học Cổ Truyền, mọi trạng thái của cơ thể con người đều được quyết định bởi thận. Thận tàng tinh, chủ sinh dục, phát dục cơ thể. Chức năng này của thận giúp sự hoạt động của các chi được tốt và khỏe mạnh hơn. Trường hợp thận hư sẽ làm giảm sinh lý, gây mệt mỏi và nguy hiểm hơn là mắc các bệnh phụ khoa, hiếm muộn và vô sinh.
  • Thận chủ cốt xương, tủy: Tinh được tàng trữ ở thận, tinh sinh tuỷ, tuỷ vào trong xương, nuôi dưỡng xương, nên gọi là thận chủ cốt sinh tuỷ. Nếu thận hư, làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc răng, chậm biết đi, xương mềm yếu…Tuỷ ở cột sống lên não, thận sinh tuỷ, nên gọi là thận thông với não, không ngừng bổ sung tinh tuỷ cho não. Thận hư làm não không phát triển sinh các chứng: trí tuệ chậm phát triển, đần độn, kém thông minh…Huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở thận, tóc là sản phẩm “thừa ra” của huyết,  được huyết nuôi dưỡng, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc. Sự thịnh suy của thận có quan hệ mật thiết với tóc như bẩm sinh thận khí bất túc thì tóc mọc thưa thớt, thanh niên khoẻ mạnh thì tóc tốt nhuận, người già thận khí yếu thì tóc bạc, rụng tóc….vì vậy nói: thận vinh nhuận ra ở tóc.
  • Thận nạp khí: Không khí do phế đưa vào và được giữ ở thận gọi là sự nạp khí của thận, nếu thận hư không nạp được phế khí thì phế khí nghịch lên gây ho hen, khó thở ngược lại sẽ giúp cơ thể được thư giãn và khỏe mạnh.
  • Thận còn quan hệ sinh, khắc với can, tâm và quan hệ biểu lý với bàng quang.

Mối quan hệ của lục phủ ngũ tạng

Quan hệ giữa tạng với phủ là quan hệ âm dương, biểu lý còn quan hệ giữa các tạng là quan hệ ngũ hành.

  • Ngũ hành: Trong YHCT, ngũ tạng và lục phủ được liên kết với ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Mỗi cơ quan liên kết với một hành và chúng tương tác theo quy luật sinh – khắc của ngũ hành.
  • Sinh: Một cơ quan tạo điều kiện cho cơ quan khác hoạt động (ví dụ: Can (Mộc) sinh Tâm (Hỏa)).
  • Khắc: Một cơ quan kiểm soát hoạt động của cơ quan khác (ví dụ: Tâm (Hỏa) khắc Phế (Kim)).
  • Cân bằng âm dương: Ngũ tạng và lục phủ duy trì sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Sự mất cân bằng giữa âm và dương có thể dẫn đến bệnh tật.
  • Kinh mạch: Các kinh mạch kết nối ngũ tạng và lục phủ, tạo ra hệ thống tuần hoàn năng lượng và thông tin giữa các cơ quan. Kinh mạch giúp truyền dẫn khí và huyết, đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng của các cơ quan.
Bài massage kinh lạc tăng đề kháng có tác động đến tỳ, phế, thận

Mối quan hệ của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể là một hệ thống phức tạp và cân bằng, dựa trên nguyên lý ngũ hành và âm dương. Sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan này giúp duy trì sức khỏe tổng thể và sự ổn định của cơ thể. Hiểu rõ mối quan hệ này là cơ sở quan trọng trong việc chăm sóc giúp tăng đề kháng, chẩn đoán và điều trị bệnh theo YHCT.

Tham khảo thêm về mối quan hệ tương sinh – tương khắc giữa các tạng, tại đây >>>

Làm thế nào để tăng đề kháng bằng massage kinh lạc? 

——————-

𝐓𝐫𝐚̀𝐦 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐌𝐢𝐧𝐡 – 𝐇𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐓𝐨̛́𝐢 𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐒𝐨̂́𝐧𝐠 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐌𝐚̃𝐧

◾️ Hotline: 0906.142.462

◾️ Office: Tầng 5, số 12 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

◾️ Website: https://tramvienminh.com/

◾️ Fanpage: https://www.facebook.com/tramvienminh

◾️ Youtube: https://www.youtube.com/@tramvienminh

◾️ Tiktok:  https://www.tiktok.com/@tramvienminh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *