Tinh dầu tràm có thể dùng cho trẻ sơ sinh?

Tinh dầu tràm là gì? 

Tại Việt Nam, tinh dầu tràm, còn gọi tinh dầu tràm gió, là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá và cành cây tràm (Melaleuca cajuputi), đã được sử dụng từ lâu trong y học dân gian và là một phần không thể thiếu trong nhiều liệu pháp chăm sóc sức khỏe truyền thống.

Tại Châu Úc và các nước Châu Âu tinh dầu tràm thường được dùng lại chiết xuất từ cây tràm trà (Melaleuca alternifolia), được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm, dược mỹ phẩm chăm sóc các vấn đề liên quan đến nấm, khuẩn như sữa rửa mặt trị mụn, kem trị mụn, dung dịch vệ sinh, kem dưỡng da…

Trong bài chia sẻ về cách Chống cúm với tinh dầu Tràm của Thạc sỹ, Bác sỹ Trần Bá Thoại (Bệnh viện Đà Nẵng) trên báo tuổi trẻ, bác cho biết “Phân tích thành phần hóa học của dầu tràm có rất nhiều chất, nhưng chỉ hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm… Hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm chính là nguyên liệu để sản xuất nhiều thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng: bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.

Đã có nhiều công trình khoa học ở cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của α-Terpineol từ tinh dầu tràm. Và gần đây một nghiên cứu của OPODIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1; còn tác dụng ức chế virus H1N1 hiện đang tiếp tục nghiên cứu. Từ năm 2008 tinh dầu tràm cũng được Bộ Y tế cho vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh địa phương (local diseases control).”

Những lợi ích của tinh dầu tràm

Những công trình nghiên cứu ứng dụng tinh dầu Tràm vào chăm sóc sức khoẻ

Trong dược điển Việt Nam đã ghi chép lại rằng lá tràm được dân gian dùng để chữa cảm, phong hàn, tiêu hoá kém, ho có đờm còn tinh dầu tràm hoặc các sản phẩm có chứa hoạt chất chính có trong tràm như cineol có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, kích thích trung tâm hô hấp, chữa viêm nhiễm đường hô hấp, kháng khuẩn, làm lành vết thương, chữa bỏng.

Cineol 1,8 thành phần chính trong tinh dầu Tràm và khuynh diệp được đánh giá cao trong trị liệu liên quan đến hô hấp

Một trong những nghiên cứu về tinh dầu Tràm của các nhà khoa học tinh dầu tràm tràm đã giúp cải thiện các triệu chứng của COVID-19, cho thấy tiến triển tốt hơn về công thức máu và hình ảnh X-quang so với nhóm đối chứng. Các thành phần hoạt tính, 1,8-cineol và α-terpineol, có trong tinh dầu tràm tràm và tinh dầu khuynh diệp. Tinh dầu khuynh diệp đã được sử dụng như một loại thuốc truyền thống bởi người dân ở châu Âu, Úc, và nhiều quốc gia khác, đặc biệt là để điều trị ho, cảm lạnh, viêm phế quản và giảm triệu chứng cảm lạnh và viêm màng nhầy của đường hô hấp trên. Các nghiên cứu hồi cứu cho thấy rằng các chế phẩm từ hoạt chất Cineol (khuynh diệp), bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp, đã được sử dụng bởi khoảng 12% bệnh nhân hen suyễn tại Hoa Kỳ và các khu vực biên giới Mexico (Hội đồng Châu Âu, 2004). Liều lượng khuyến cáo để hít vào điều trị ho, ho có đờm và nhiễm trùng đường hô hấp trên ở người lớn là từ 3–8 giọt trên 250 ml nước sôi, ba lần mỗi ngày, và ở trẻ em từ 4 đến 12 tuổi là từ 2–4 giọt trên 250 ml nước sôi, ba lần mỗi ngày.

Chú ý khi sử dụng Tinh dầu Tràm cho trẻ sơ sinh

Cơ thể trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch và sức đề kháng của các bé còn yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng khi gặp phải các tác nhân gây hại. Việc dùng tinh dầu tràm có vị cay, tính ấm rất phù hợp có việc tán hàn, bổ phổi. Trên website Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đánh giá cao tính trị liệu của tinh dầu Tràm với trẻ sơ sinh nhưng khi sử dụng, chúng ta cần lưu ý vì đây cũng là giai đoạn trẻ rất dễ bị kích ứng. Những lưu ý cơ bản như:

Tuỳ vào cách dùng mà nên dùng Tràm xoa hay Tràm xông cho phù hợp
  1. Pha loãng: Khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tinh dầu tràm cần được pha loãng với dầu nền (như dầu dừa hoặc dầu oliu) theo tỉ lệ 1 giọt tinh dầu tràm pha với 10 ml dầu nền. Thoa hỗn hợp tinh dầu đã pha loãng lên các vùng như ngực, lưng, và lòng bàn chân của trẻ để giữ ấm và hỗ trợ hô hấp.
  2. Tránh vùng mặt: Không thoa tinh dầu trực tiếp lên mặt, mũi, hoặc mắt của trẻ để tránh kích ứng.
  3. Kiểm tra dị ứng: Trước khi sử dụng lần đầu, nên thử một lượng nhỏ tinh dầu đã pha loãng lên vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng dị ứng.

Tinh dầu được chiết xuất từ thực vật đã có một lịch sử lâu dài trong y học dân gian và bộ tộc, được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Thành phần terpenoid quan trọng trong tinh dầu khuynh diệp và nhiều loại thực vật khác là 1,8-cineole hoặc cineole, đã được nghiên cứu cả trong môi trường tiền lâm sàng và lâm sàng. 1,8-cineole cho thấy một số hoạt động dược lý có thể mang lại hiệu quả điều trị trong các tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như tác dụng giãn phế quản, hoạt động chống viêm, hoạt động kháng virus, cơ chế bảo vệ dạ dày, điều trị đau thần kinh, tính kháng khuẩn, chống tăng sinh và cơ chế bảo vệ gan.

Một số thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện trên người bị ảnh hưởng bởi các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang mũi, viêm phế quản, hen suyễn và COPD với kết quả tích cực. 1,8-cineole có nhiều tác dụng chống vi khuẩn, kích thích miễn dịch, chống viêm (giảm một số cytokine viêm), chống oxy hóa và thậm chí là giảm đau và chống co thắt. Các tác dụng kháng khuẩn bao gồm nhiều loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Hãy lựa chọn đúng tinh dầu tự nhiên để đảm bảo tính trị liệu đạt hiệu cao nhất có thể.

Tham khảo hướng dẫn massage khi trẻ bị ho khò khè, viêm phế quản với tinh dầu tràm, tại đây >>>

Tại sao massage với Tràm lại có thể hạ sốt?

Làm thế nào phân biệt tinh dầu và hương liệu

———————-

𝐓𝐫𝐚̀𝐦 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐌𝐢𝐧𝐡 – 𝐇𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐓𝐨̛́𝐢 𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐒𝐨̂́𝐧𝐠 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐌𝐚̃𝐧

◾️ Hotline: 0906.142.462

◾️ Office: Tầng 5, số 12 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

◾️ Website: https://tramvienminh.com/

◾️ Fanpage: https://www.facebook.com/tramvienminh

◾️ Youtube: https://www.youtube.com/@tramvienminh

◾️ Tiktok:  https://www.tiktok.com/@tramvienminh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *